Chuyển đổi số trong xu thế hội nhập toàn cầu

Hiện nay, chuyển đổi số đang được áp dụng và sử dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. Dù vậy trong xu thế hội nhập toàn cầu sâu rộng, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong cuộc chuyển đổi số.

Kết quả nghiên cứu của McKensey cho thấy, năm 2025 mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, Brazil là 35%, các nước Châu Âu là khoảng 36%. Từ đó có thể thấy chuyển đổi số không chỉ tác động đối với tăng trưởng GDP mà còn đến sự lớn mạnh của doanh nghiệp và quá trình hội nhập toàn cầu.

Tại Việt Nam, với dân số 96 triệu người và nền kinh tế số có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất nhì khu vực, dân số trẻ năng động và khả năng tiếp cận công nghệ cao nhanh chóng, các chuyên gia đánh giá Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong chuyển đổi số. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tạo nên sự đột phá trên thị trường. Hiện nay các công nghệ chuyển đổi số như điện toán đám mây, vạn vật hấp dẫn đã có sẵn trong các giải pháp quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam do các đơn vị, doanh nghiệp Việt Nam, nghiên cứu và triển khai, đây là lợi thế quan trọng khi doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuyển đổi số.

Đây cũng là đòn bẩy quan trọng để doanh nghiệp địa phương tận dụng sức mạnh tham gia cạnh tranh bình đẳng trong chuỗi kinh doanh toàn cầu.

Áp dụng trong sản xuất - Ảnh minh họa

Những năm gần đây chuyển đổi số được lãnh đạo Chính phủ đặc biệt quan tâm, Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong xây dựng chuyên đề chuyển đổi số quốc gia được Chính phủ phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 749 QĐ – TTg ngày 3/6/202 đã đề ra mục tiêu cụ thể: Phát triển Chính phủ, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, đến năm 2030 Việt Nam sẽ thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử, phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, kinh tế số đóng góp 30% GDP, tỷ trọng kinh tế trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%, năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu là 8%.

Trong các cuộc hội thảo gần đây các chuyên gia đã chỉ ra rằng chuyển đổi số là xu hướng bắt buộc, các doanh nghiệp cần quan tâm đến bối cảnh nguồn lực, để định hướng chuyển đổi phù hợp với bối cảnh, điều kiện riêng của doanh nghiệp. Trọng tâm chuyển đổi số trong doanh nghiệp là phát triển các phần mềm ứng dụng có thể giải quyết bài toán kinh doanh và vận hành doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Thời gian tới, doanh nghiệp Việt Nam cần có những thay đổi đáng kể trước chuyển đổi số: thay đổi mô hình sản xuất truyền thống sang mô hình doanh nghiệp số bằng áp dụng công nghệ mới: Dữ liệu lớn(Big Data),Internet vạn vật (IOT), điện toán đám mây (Cloud)… đã thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa quản lý tại các cơ quan, tổ chức.

Áp dụng trong kinh doanh - Ảnh minh họa

Cộng đồng doanh nghiệp đã chủ động tìm hướng đi mới, áp dụng chuyển đổi số trong vận hành để có thể duy trì tối đa hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mô hình nền kinh tế số đang hiện hữu rõ ràng, trong đó còn những khó khăn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình kinh tế số.

 

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 3513