Mô hình “Phân loại rác thải tại hộ gia đình”
Rác thải nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng đang là mối đe dọa lớn đến cuộc sống của con người. Trong khi, thói quen của nhiều người hiện nay là tất cả các loại rác, bao gồm cả thực phẩm thừa, vật dụng hỏng… đều được bỏ chung lẫn vào nhau mà không cần biết trong số rác thải sinh hoạt hằng ngày đó có những loại rác thải có thể tái chế, phục vụ hữu ích cho đời sống của con người....
Thưa quý vị và các bạn !
Rác thải nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng đang là mối đe dọa lớn đến cuộc sống của con người. Trong khi, thói quen của nhiều người hiện nay là tất cả các loại rác, bao gồm cả thực phẩm thừa, vật dụng hỏng… đều được bỏ chung lẫn vào nhau mà không cần biết trong số rác thải sinh hoạt hằng ngày đó có những loại rác thải có thể tái chế, phục vụ hữu ích cho đời sống của con người.
Hiểu được điều đó, những năm qua, bằng nhiều giải pháp tuyên truyền tích cực, các tổ chức, đoàn thể đã triển khai, vận động nhân dân tích cực phân loại rác thải sinh hoạt, nhằm giữ gìn môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững Nhận thức rõ những nguy cơ, thách thức của tình trạng ô nhiễm môi trường đối với sự phát triển KT-XH, thời gian qua Quảng Ninh luôn xác định mục tiêu phát triển KT-XH nhanh, bền vững, phải thường xuyên coi trọng và gắn chặt với công tác bảo vệ môi trường. Một trong những giải pháp là đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về sự cấp thiết của công tác bảo vệ môi trường hiện nay, tích cực chăm lo xây dựng văn hóa ứng xử với môi trường ở các cấp, ngành, đơn vị, ở mỗi địa phương và các cơ sở sản xuất…
Để kêu gọi các hội viên và gia đình thực hiện hoạt động thu gom, phân loại rác thải tại gia đình, Chi hội Phụ nữ khu 1 đã triển khai mô hình “Phân loại rác thải tại hộ gia đình”. Trong quá trình thực hiện mô hình, cán bộ hội phụ nữ từ phường đến tổ dân đã xuống hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hội viên và các gia đình thực hiện việc phân loại rác thải, cũng như áp dụng các quy trình xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón.
Đến thời điểm này, mô hình đã bước đầu phát huy hiệu quả rõ nét và dần đi vào nền nếp. Hiện trong các khu dân cư, đã không còn tình trạng vứt rác bừa bãi ra lòng đường, vỉa hè.